Tuesday, February 14, 2017

Nước Mỹ làm tôi xấu hổ

image
Sau khi ông Donald Trump thắng cử vào ngày 8 tháng 11 năm ngoái, những người Mỹ ủng hộ ông đã vô cùng mừng rỡ. Những người khác tỏ ra hoài nghi trong khi nhiều người khác thì vô cùng lo lắng. Thế nhưng một số người thì lo ngại đến nỗi họ bắt đầu suy nghĩ đến việc rời khỏi nước Mỹ.

Sau cuộc bầu cử gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Mỹ đương đại, vốn diễn ra ngay sau cuộc trưng cầu dân ý rời khỏi EU tại Anh quốc, Brexit, đã hỏi một số người đang lên kế hoạch cho việc rời khỏi nước Mỹ trước tình hình chính trị bất định. Câu hỏi của chúng tôi đã nhận được hàng trăm câu trả lời đáng chú ý và đôi lúc đáng lo ngại. Dưới đây là một số câu chuyện mà các độc gia của chúng tôi kể lại cũng như những nguyên nhân khiến họ muốn rời bỏ nước Mỹ.

Những người muốn lên đường ngay lập tức

Một số người có thể rời nước Mỹ dễ hơn những người khác. Họ cho biết họ đang muốn có hai quốc tịch hoặc tìm kiếm những người bà con có thể giúp họ làm điều này.

“Vào ngày 9 tháng 11 tôi đã gặp một luật sư và bắt đầu tiến hành thủ tục để chuyển sang sống ở Tây Ban Nha. Vợ tôi là công dân châu Âu và tôi không nghĩ là gia đình mình sẽ quay về Mỹ,” Jonathan Allen viết. “Điều đó làm tim tôi tan nát.”

image
Marie-Denise Jolie đã lên kế hoạch của riêng mình. “Kế hoạch của tôi là chuyển sang Canada vào ngày 8 tháng 2. Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ, thậm chí còn phục vụ trong Quân đội Mỹ. Tuy nhiên tôi mang hai quốc tịch vì bố mẹ tôi mang hai quốc tịch khác nhau. Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ chuyển sang Canada thế nhưng tôi không thể sống ở đây và tôi nghĩ sẽ chỉ quay lại ngắn hạn để thăm người thân.”

“Tôi rời khỏi nước Mỹ với một trái tim nặng trĩu và một sư ghê tởm cùng cực. Tôi cảm thấy xấu hổ vì đất nước tôi từng phục vụ.”

image
Một số công dân Mỹ lên kế hoạch chuyển sang nước khác sống do quan ngại về chính quyền mới của ông Donald Trump

Lo sợ về cuộc sống

“Chúng tôi là một cặp đồng tính, chúng tôi đã lên kế hoạch làm đám cưới vào tháng Sáu,” Jim Brunk viết. Thế nhưng thay vào đó, cả hai người lại muốn đi làm giấy tờ kết hôn vào cuối tháng Một. “Bạn đời của tôi bị nhiễm HIV và là người Do Thái. Cả ba điều này đều chống lại chúng tôi tại đất nước này.”

image
“Tôi không biết chúng tôi sẽ đi về đâu, có thể là Canada. Tôi là người Mennonite và tôi sẽ liên lạc với Uỷ ban Trung ương của người Mennonite để xem họ có thể giúp chúng tôi nhập cảnh sang Canada hay không.”

Đối với Phil Morel, việc rời khỏi nước Mỹ vẫn đang được cân nhắc một cách nghiêm túc. “Vợ tôi là người Mexico, tôi thì có quốc tịch EU. Chúng tôi cảm thấy không thể chấp nhận những ngôn ngữ phân biệt, gây chia rẽ đang được sử dụng, ngay cả khi chúng tôi sống tại California.”

Alexa Tenjou nói thẳng thắng: “Tôi dạy học ở nước ngoài và tôi không có ý định quay trở về do tình hình chính trị hiện nay,” bà viết. “Là một phụ nữ da mầu, tôi cảm thấy mọi thứ đang chống lại tôi.”

Catherine Hannan cảm thấy nhiều khó khăn phía trước đến nỗi bà và bạn đời lên kế hoạch để rời khỏi Mỹ trước khi điều này trở nên khó thực hiện hơn. “Chúng tôi sống ở khu vực nông thôn, nơi mà nhiều người đã tỏ ra hối hận vì bầu cho ông Trump. Chúng tôi đã cố gắng cảnh báo họ, thế nhưng họ bị những định kiến của mình làm cho mù loà,” Hannan nói.

Bà cho biết bà khá khác với cộng đồng nơi bà sống vì bà đến từ California, bang được xem là khá tiến bộ và cởi mở. “Chúng tôi nhiều người đã nghỉ hưu và đang được hưởng phúc lợi xã hội, thế nhưng tôi không biết điều này sẽ còn kéo dài được bao lâu dưới thời Trump.”

image
“Chúng tôi đang bỏ lại tất cả phía sau, kể các gia súc của mình… Chúng tôi nhìn thấy mọi thứ đang thay đổi và không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra một cuộc di dân khổng lồ.”

Không quay trở về

Đối với một số người, cuộc sống tạm thời ở nước ngoài bỗng chốc đã trở nên dài hạn, và họ thay đổi kế hoạch quay trở lại nước Mỹ.

“Tôi là một công dân Mỹ hiện đang sống ở Anh quốc. Ban đầu tôi đã định quay về Mỹ sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Thế nhưng sau khi Trump thắng cử, tôi đã hoãn ngày về," Angelina Velarde viết.

“May mắn thay, chồng tôi là công dân Anh. Nhờ vậy, tôi đã xin được thị thực dành cho người phối ngẫu, có hạn 2,5 năm”.

Emily Ann Granger đã chuyển tới Sydney hồi tháng 12, sau khi đưa ra quyết định vào đầu năm 2016. “Bạn đời của tôi là công dân Úc và chúng tôi đã từng dự định cả hai sẽ sống ở Mỹ. Giờ đây những gì đang xảy ra và sắp xảy ra tại Mỹ làm chúng tôi rất mừng vì đã quyết định chuyển sang Úc sống.”

Muốn chuyển cũng khó

image
Thế nhưng trong lúc quyết định ra nước ngoài sống là điều khá dễ dàng với nhiều người, một số người khác lại vướng vấn đề cá nhân.

John Lebsack viết: “Nếu đi được thì tôi đã đi rồi. Giờ tôi đã có tuổi, lại còn có cháu nội, cho nên tôi không đi được.”

Đối với Jeanne Dross, tuổi tác và dịch vụ y tế là điều ngăn cản bà chuyển đi.

“Tôi đã nghỉ hưu, nhiều người bạn của tôi cũng vậy. Hệ thống tính điểm hiện nay khiến chúng tôi không thể nhận được phúc lợi xã hội ở hầu hết các nước châu Âu, Úc và New Zealand,” bà viết. “Ở một số ít những nơi mà chúng tôi được chấp nhận, như Bồ Đào Nha, Bulgaria, Costa Rica và Panama, thì chi phí bảo hiểm y tế vượt ngoài tầm với của chúng tôi, và mặc dù đã đóng bảo hiểm y tế nhiều chục năm qua, chúng tôi sẽ không được hưởng bất cứ gì nếu rời khỏi Mỹ.”

Và tất nhiên, một số khác khẳng định rằng việc ở lại là cần thiết.

image
Simon Derry tin rằng những người muốn rời đi sẽ chỉ làm vấn đề xấu đi. “Thật đáng buồn vì tất cả những người bị ảnh hưởng bởi các chính sách của ông Trump không thể rời bỏ đất nước và họ không có những kỹ năng hoặc bằng cấp để giúp mình sống được ở bất cứ đâu,” ông viết.

“Rất nhiều người trong số muốn ra đi là những người giỏi và đủ khả năng giúp đỡ những người bị ảnh hưởng. Đó là điều dễ hiểu, dù là vô cùng đáng tiếc.”

Election 2016 donald trump flirting gop elections 2016

Phim: Nỗi buồn sông Gianh
CSHN_Một tổ chức buôn bán con người khủng khiếp!
Người Nữ Tu Hát (Sr Sourire)
Ðặng Thị Ngọc Dung: dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ 2017
Những lợi thế đặc biệt của người hói đầu
Chọn rượu hay cà phê để mời khách?
Xã hội dễ bị lừa gạt bởi những lời dối trá?
Việt Nam Cộng Hòa: Năm năm vàng son 1955-60
CON ĐƯỜNG CỨU ĐỘ: Trưng Bày Điện Giáng Sinh
Tay xì phé gốc Việt đoạt giải vô địch 2016
Phương pháp nào làm cho sẹo 'dễ coi' hơn?
Lạc quan là 'cái bẫy chết người'
Bệnh nặng vẫn đi làm không phải điều tốt
Tại sao bầu cho ông Trump là cách lựa chọn tốt về ...
Người Mỹ gốc Việt và vụ 'nước mắm nhiễm độc'
Texas sử dụng năng lượng tái tạo nhiều nhất nước
Cái chết của một cảng biển ở Liên Xô
Khai thác vàng từ những iPhone phế thải?
Sau vụ Hố Hô, nghĩ về các phép ngụy biện
Vì sao người thuận tay trái là thiểu số?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.